- Hội chứng PICA là gì?
Pica là một chứng rối loạn ăn uống cưỡng chế, trong đó người bệnh có xu hướng ăn các món không phải thức ăn và không có giá trị dinh dưỡng, thường gặp như bụi bẩn, đất sét, lớp sơn bong tróc Lego, cây cỏ,… Một số thứ ít phổ biến hơn mà người mắc hội chứng Pica hay ăn như keo, tóc, tàn thuốc, hay thậm chí phân. Hội chứng rối loạn này thường gặp ở trẻ em, chiếm từ 10% tới 30% các trẻ từ 1 đến 6 tuổi. Triệu chứng này cũng thường xảy ra ở phụ nữ mang thai, nhưng chỉ là tạm thời, ngắn hạn. Pica cũng có thể xảy ra ở trẻ em hoặc người lớn bị khuyết tật về trí tuệ và phát triển
2. Triệu chứng
Triệu chứng của Pica thường liên quan đến các vật phi thực phẩm mà trẻ đã ăn vào. Các triệu chứng thường gặp bao gồm:
Đau dạ dày
Đau vùng bụng
Phân chứa máu (có thể là dấu hiệu của các vết loét phát triển do ăn các món không phải thực phẩm)
Gặp các vấn đề đường ruột như táo bón, tiêu chảy
Ngoài ra, việc tiêu thụ các món phi thực phẩm trong thời gian dài dẫn đến sự tích lũy, gia tăng hàm lượng độc tố, chất độc và vi khuẩn, từ đó gây ra:
Ngộ độc chì (do ăn phải các mảnh sơn chứa chì)
Tắc hoặc rách ruột (do ăn phải các vật cứng, ví dụ như đá)
Tổn thương rang
Nhiễm trùng miệng, dạ dày, ruột
3. Nguyên nhân
Pica có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Sự thiếu hụt về sắt, kẽm hoặc thiếu hụt chất dinh dưỡng có thể là nguyên nhân liên quan đến Pica. Một ví dụ điển hình là thiếu máu do thiếu sắt, là nguyên nhân điển hình của Pica ở phụ nữ mang thai.
Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến rối loạn Pica ở trẻ là do phản hồi giác quan (hay được gọi là tăng cường hành vi tự động). Những trẻ này ăn đồ không phải đồ a9n chỉ do cảm thấy dễ chịu hoặc bản tính thích thú, tò mò. Bên cạnh đó, cũng có những trẻ em gặp khó khắn trong việc phân biệt thực phẩm và các vật phi thực phẩm.
Những trẻ mắc một số tình trạng sức khỏe thâm thần như tâm thần phân liệt và rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) cũng có thể phát triển Pica như một cơ chế đối phó
4. Bố mẹ có thể làm gì để giúp đỡ trẻ
Lên danh sách những đồ vật không phải thực phẩm mà trẻ hay ăn hoặc ngậm và chia sẻ danh sách này với bác sĩ, giáo viên hoặc người chăm sóc trẻ.
Để những món phi thực phẩm mà trẻ hay cho vào miệng ở xa tầm với của trẻ.
Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, hút bụi hoặc quét sàn thường xuyên.
Tạo cho con một môi trường sống phong phú với những hoạt động mới mẻ cho trẻ. Điều này sẽ giữ cho trẻ bận rộn và quên đi việc cho các thứ vào mồm
Dạy trẻ kĩ năng nhận biết nguy hiểm.
Bottom lines
Ở trẻ em và phụ nữ có thai, Pica có thể biến mất trong vài tháng mà không cần điều trị. Nếu sự thiếu hụt chất dinh dưỡng là nguyên nhân gây ra Pica, việc bổ sung các vitamin, khoáng chất, cải thiện chế độ ăn uống sẽ làm giảm hội chứng này. Tuy nhiên, Pica không phải lúc nào cũng biến mất. Nó có thể kéo dài trong nhiều năm, đặc biệt là ở những người bị thiểu năng trí tuệ. Nói chuyện và nghe theo tư vấn từ bác sĩ sẽ giúp bệnh nhân hiểu được triển vọng cho từng trường hợp cụ thể và những điều nên làm nhằm kiểm soát được tình trạng.
Tài liệu tham khảo hội chứng Pica: https://www.autismspeaks.org/sites/default/files/pica-parents-vietnamese.pdf