Chế độ dinh dưỡng đối với bệnh nhân thalassemia

1. Bệnh tan máu bẩm sinh là bệnh như thế nào?

Thalassemia là một bệnh thiếu máu huyết tán bẩm sinh di truyền. Bệnh có nhiều thể, từ thể nhẹ không biểu hiện bệnh (người mang gen bệnh) đến thể bệnh nặng với các biểu hiện thiếu máu nặng phải truyền máu định kỳ để đảm bảo huyết sắc tố trên 90g/l. Khi bệnh nhân thể nặng được truyền máu định kỳ mới làm giảm các biến chứng bệnh gây ra do thiếu máu gây ra như lách to, suy tim, chậm lớn.

Tuy nhiên, việc truyền máu nhiều lần gây nên quá tải sắt trong cơ thể. Mỗi ml hồng cầu chứa 1,16mg sắt, truyền 1 đơn vị máu 250ml đưa vào cơ thể khoảng 250 mg sắt. Bệnh Thalassemia còn gây tăng hấp thu sắt trong chế độ ăn để tăng tạo hồng cầu. Để giảm thiểu quá tải sắt trong chế độ ăn, bệnh nhân Thalassemia cần chú ý ăn những thức ăn chứa ít sắt.

2. Những thức ăn chứa nhiều sắt

  • Sắt có trong thịt: Sắt có nhiều trong thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu, thịt heo, phần sẫm màu của thịt gà, gan động vật và trứng.
  • Hải sản: Một số hải sản chứa nhiều chất sắt như: sò, hến trai, cá ,
  • Rau củ: Một số loại rau củ có chứa nhiều chất sắt như: rau ngót, đậu lăng, khoai tây, củ cải.
Củ cải là một trong những loại rau củ chứa nhiều sắt

Ngoài ra, những bệnh nhân Thalassemia nhỏ tuổi cũng không nên ăn nhiều thịt cá vì còn rất nhiều các chất dinh dưỡng khác. Thay vào đó nên chọn các thực phẩm có thịt trắng như ức gà – phần thịt này có ít chất sắt hơn.

2.1. Các thực phẩm làm giảm hấp thu sắt

Sữa và các chế phẩm từ sữa như pho mát, sữa chua là thực phẩm nên dùng trong bữa ăn của người bệnh Thalassemia. Ngoài ra, trà, cà phê, đậu nành cũng được khuyến cáo dùng hàng ngày, đặc biệt trà có chất chống oxy hóa rất tốt.

Sữa và các chế phẩm từ sữa có thể gây giảm khả năng hấp thu sắt

Một số thực phẩm làm tăng hấp thu sắt như sau:

  • Vitamin C có trong trái cây như cam, bưởi nên tránh uống vào bữa ăn
  • Bia, nộm hành, dưa bắp cải và các sản phẩm đậu nành lên men.

Bệnh nhân mắc bệnh tan máu bẩm sinh nên tránh sử dụng các thực phẩm làm hấp thu sắt. Theo đó có thể thay thế bằng một số thực phẩm chống oxy hoá tốt như vitamin E như dầu ô liu, dầu hướng dương. Caroten có trong cà rốt, ngô, cà chua, đu đủ. Trà và vang đỏ có chứa flavonoid đều là các dưỡng chất tốt cho người bệnh.

Ngoài việc tuân thủ điều trị thì chế độ ăn uống rất quan trọng với bệnh nhân Thalassemia. Theo đó, bệnh nhân nên chọn các thức ăn có ít sắt như thịt có màu trắng, ăn kèm với thức ăn làm giảm hấp thu sắt như sữa, chế phẩm sữa và một số đồ uống có chống oxy hóa như uống trà xanh, thức ăn giàu vitamin E.

Bệnh tan máu bẩm sinh là căn bệnh có thể để lại nhiều biến chứng cũng như để lại nhiều gánh nặng cho xã hội nhưng chúng có thể kiểm soát từ khi trẻ còn trong bào thai qua các xét nghiệm máu, sàng lọc tiền hôn nhân.